UNICEF: Thống kê nhanh về xâm hại trẻ em ở Đông Á và khu vực Thái Bình Dương
Khách đăng – Amalee McCoy, Chuyên gia Bảo vệ Trẻ em của UNICEF tại Đông Á và Thái Bình Dương.
Xâm hại, thờ ơ, bạo lực và bóc lột trẻ em đang lan tràn đáng báo động, và tác động của những điều đó lên trẻ em là ngay lập tức, lâu dài và thường nguy hại. Báo cáo nghiên cứu đột phá của UNICEF đưa ra cuối năm 2012, Ngược đãi Trẻ em: Mức độ, Phạm vi và Hậu quả ở Đông Á và khu vực Thái Bình Dương, đã khẳng định xu hướng trên. Dựa trên một phương pháp tiên tiến, báo cáo này đưa ra những phát hiện từ khảo sát 364 trường hợp được công bố trong thời gian 2000-2010 về mức độ phổ biến, phạm vi ảnh hưởng và hậu quả của ngược đãi trẻ em trong khu vực.
Kết quả khảo sát phát hiện nhiều số lượng nghiên cứu về mức độ phổ biến và tầm ảnh hưởng của xâm hại trẻ em về thể chất, tình dục và tình cảm. Một vài con số thống kê đáng báo động được nêu bật lên, bao gồm:
- Mức độ phổ biến của xâm hại thể chất nghiêm trọng là từ 9% đến 24% trẻ em trong khu vực.
- Từ 14% đến 30% cả trẻ nam và nữ thừa nhận đã từng bị ép buộc quan hệ tình dục trong đời.
- Người chưa thành niên và người lớn, đã từng bị xâm hại tình dục hoặc thể chất, có xu hướng suy nghĩ và hành động tự tử cao hơn 4 lần so với người khác
Tiếc rằng không có chi tiết dữ liệu dựa trên dân số trong khảo sát về mức độ phổ biến, phạm vi ảnh hưởng của bóc lột tình dục thương mại đối với trẻ em. Tuy nhiên có một vài trường hợp nghiên cứu được đưa ra có thể đóng góp một vài thông tin về con số cũng như điều kiện của trẻ em làm mại dâm. Ví dụ:
- Tại Việt Nam: Một nghiên cứu năm 2010 của UNICEF và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiến hành cho thấy khoảng 15% nữ giới hành nghề mại dâm có tuổi đời dưới 18.
- Tại Thái Lan : Một nghiên cứu năm 2005 do ILO IPEC tiến hành cho thấy 19,8% trẻ em và phụ nữ trẻ trả lời rằng, kinh nghiệm tình dục đầu tiên là do bị hãm hiếp.
- Tại Campuchia: Một nghiên cứu năm 2009 do ECPAT Campuchia thực hiện cho thấy rằng, theo như dữ liệu do các Tổ chức PCP trong toàn quốc thu thập, 37% số nạn nhân buôn bán người làm nô lệ tình dục là trẻ em.
Xét đến hậu quả của ngược đãi trẻ em, kết quả khảo sát tiên tiến cho thấy trẻ em và người chưa thành niên đã từng bị xâm hại và bóc lột tình dục có xu hướng phát triển kém về tâm thần và sức khỏe thể chất. Bị cưỡng ép tình dục mất an toàn càng dễ bị tổn thương thể chất do phải quan hệ tình dục từ quá nhỏ, thiếu điều kiện y tế và đều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe về lâu dài và sự phát triển tự nhiên của trẻ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra một số lớn các trường hợp bị ảnh hưởng tâm thần, như tỷ lệ trầm cảm cao, cảm giác tủi hổ và ý muốn cũng như có hành động tự tử. Những trẻ này thường gặp khó khăn khi đi học ở trường bình thường và dễ dính vào các hành động có nguy cơ cao như sử dụng ma túy, và tham gia vào các hành vi bạo lực khi lớn lên.
Những loại hình kết quả trên nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết đối với các chính phủ, các tổ chức xã hội, các cơ quan phát triển và giới học giả để ủng hộ, đầu tư vào và hợp tác các thành phần nhằm tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em ở Đông Á và khu vực Thái Bình Dương. Các nỗ lực trong toàn vùng cần hướng đến các chính sách và chương trình dựa trên các bằng chứng thực tế, để phòng tránh ngược đãi trẻ em, như là bóc lột tình dục trẻ em, hơn là chỉ cố gắng giải quyết từng trường hợp xâm hại riêng lẻ. Hiện thực là đa số các trường hợp xâm hại, thờ ơ, bạo lực và bóc lột trẻ em không được báo cáo, và hậu quả thật sự tiêu cực, vấn đề cấp bách là chúng ta cần hợp tác hiệu quả hơn nhằm phòng tránh ngược đãi trẻ em trước khi nó có thể xảy ra.
Đọc toàn bộ khảo sát đầy đủ của UNICEF tại Child Maltreatment report (Chỉ có phiên bản tiếng Anh).